|
|
Dịch bệnh | Chủ nhật, ngày 2/1/2022 |
Omicron: Có thể là vaccine tự nhiên, độc lực giảm
Có nhiều ý kiến cho rằng việc đã từng nhiễm viến thể Omicron có thể là liều “vaccine tự nhiên” và Omicron sẽ khiến đại dịch này chuyển thành “bệnh đặc hữu”.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia ở Vương Quốc Anh cho rằng Omicron có thể hoạt động như một liều “vaccine tự nhiên” và tăng tốc độ biến virus SARS-CoV-2 thành bệnh đặc hữu (Bệnh đặc hữu là bệnh lưu hành trong một bộ phận dân số nhất định trong nhiều năm nhưng mức độ phổ biến và tác động của nó sẽ giảm xuống mức có thể kiểm soát được).
Dựa vào đặc tính gây bệnh nhẹ hơn nhưng lại dễ lây lây lan của Omicron nên nhiều chuyên gia nghĩ rằng biến thể này có thể cung cấp miễn dịch cộng đồng.
Giáo sư Ian Jones, một nhà virus học của Đại học Reading (Vương Quốc Anh) cho biết: “Ý kiến cho rằng Omicron là một liều ‘vaccine tự nhiên’ có thể đúng”.
Ông nói các biến thể sắp tới “có thể còn nhẹ hơn nữa” và vaccine ngừa các biến thể này có thể chỉ cần tiêm cho người cao tuổi trước mùa đông.
Omicron dường như không gây ra nguy cơ nhập viện và tử vong cao như các biến thể trước đó.
Vì vậy, nhiễm Omicron (mặc dù còn những rủi ro chưa được biết đến) có thể giúp tăng cường miễn dịch.
Một loạt các nghiên cứu đã đưa ra kết luận tích rằng Omicron gây bệnh nhẹ hơn và có tỷ lệ nhập viện thấp hơn từ 50 – 70% so với các biến thể trước đó.
Các quan chức y tế cũng nhắc lại nhiều lần việc tiêm các mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 có thể bảo vệ cơ thể trước sự lây nhiễm biến thể mới và là cơ hội tốt nhất để vượt qua đại dịch.
Giáo sư Jones nói thêm: “Nếu Omicron là một biến thể đã giảm độc lực và đang dần trở thành bệnh đặc hữu thì các phiên bản sau này còn có thể nhẹ hơn”.
“Dù bạn có nhiễm biến thể nào đi chăng nữa thì khả năng miễn dịch của bạn vẫn sẽ được tăng cường.”
Tuy nhiên, giáo sư Jones cảnh báo không nên chủ quan vì vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ ở biến thể Omicron. Thêm vào đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng vẫn cần được bảo vệ.
Những mũi tiêm tăng cường là cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 vào lúc này.
Tại Vương Quốc Anh, các dữ liệu cho thấy việc tiêm mũi tăng cường đã có tác dụng trong việc giảm tỷ lệ nhập viện. Cụ thể, các mũi tăng cường đã mang lại 88% hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhập viện khi nhiễm Omicron, dữ liệu ngày hôm qua từ Vương Quốc Anh cho hay.
Bộ trưởng Bộ Y tế Vương Quốc Anh, ông Sajid Javid nói: “Đây là dữ liệu củng cố tầm quan trọng của vaccine. Chúng đã có tác dụng trong việc cứu sống chúng ta và ngăn bệnh chuyển nặng nếu không may bị nhiễm COVID-19”.
“Dữ liệu này có nghĩa là bạn có nguy cơ nhập viện cao gấp 8 lần khi nhiễm COVID-19 nếu bạn không tiêm vaccine. Hãy đi tiêm chủng ngay khi bạn đủ điều kiện trước khi quá muộn.”
(Nguồn: The Sun)
- Có vượt được kháng thể, biến thể Omicron vẫn bị tế bào T ngăn chặn(1/1/2022)
- Quân đội Mỹ đang thử nghiệm một loại vắc-xin có thể chống lại tất cả các biến thể COVID-19(31/12/2021)
- Không tiêm vaccine, mắc Covid-19 có nguy cơ trở nặng cao gấp 60 lần(30/12/2021)
- Giáo sư Mỹ cảnh báo: đại dịch covid-19 kéo dài thêm 2 năm nữa(29/12/2021)
- Triệu chứng nhiễm Omicron là gì? Vì sao không được chủ quan?(29/12/2021)
- Hà Nội cách ly tập trung người đến từ các nước có ca nhiễm Omicron(28/12/2021)
Các bài khác
- Hen suyễn có thể làm giảm nguy cơ mắc các khối u não(14/12/2021)
- Nicotin và khói thuốc lá: Đâu là nguyên nhân gây bệnh ?(13/12/2021)
- Khám phá các loại thuốc mới với sự trợ giúp từ các nguyên tắc của Darwin(11/12/2021)
- Phẫu thuật đục thủy tinh thể có liên quan đến giảm nguy cơ sa sút trí tuệ(9/12/2021)
- Probiotics cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn trong thai kỳ(9/12/2021)
- Những lợi ích không ngờ của thói quen tắm nước lạnh(4/12/2021)
- Tiêm liều 3 vaccine Covid từ tháng 12, cho phép tiêm trộn(3/12/2021)
- Con đường điều trị mới tiềm năng để loại bỏ các bệnh nhiễm vi rút mãn tính(2/12/2021)
- Vắc xin ‘made in Vietnam’ Covivac ngừng thử nghiệm giai đoạn ba(2/12/2021)
- Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa(2/12/2021)
Xem thêm
Được quan tâm
- Phương pháp tránh thai bằng cách tính ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
- Nguyên nhân hôi miệng và cách trị hôi miệng
- Triệu chứng đau bụng, khám bệnh khi bị đau bụng
- Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân, cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân đều
- Cách nấu bột mặn cho trẻ
- Chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng
- Trẻ đi ngoài phân nhầy và sủi bọt, có mùi chua
- Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của bé
- Bệnh quai bị – Cách điều trị và phòng tránh
- Điều trị bệnh sùi mào gà
Mới cập nhật
- Imiquad là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Celegesis là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Drenoxol 30mg là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Siloxogene là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng , nguyên nhân và các điều trị
- Nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều
- Spedra là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Queitoz-100 là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Uloxoric là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
- Ursofast là thuốc gì? Chỉ định,liều dùng,tác dụng phụ của thuốc
Tin tức
– Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. – Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ – Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
|
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
– Giấy phép ICP số 235/GP-BC. |