Gội đầu bằng nước lạnh
Nhiều người có thói quen sử dụng nước lạnh để gội đầu nhằm tránh rụng tóc, khô tóc tuy nhiên đây là việc không nên làm vào mùa đông. Nước lạnh sẽ làm các mạch máu ở da dầu co lại đột ngột khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Trong những ngày lạnh, bạn có thể gội đầu với nước ấm khoảng 40 độ.
Mặc nhiều quần áo khi ngủ
Trong những ngày thời tiết lạnh giá, nhiều người có thói quen mặc nhiều quần áo để giữ ấm ngay cả khi đi ngủ. Tuy nhiên, việc này không hề mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài và ngấm ngược vào trong khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí gây cảm lạnh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần áo dày hoặc mặc nhiều quần áo khi ngủ sẽ khiến bạn khó chịu. Tốt nhất chỉ nên chọn một bộ quần áo làm bằng chất liệu thoát mát, độ dày vừa phải để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
Ăn tối quá no
Vào mùa lạnh, chúng ta thường cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và dễ gặp tình trạng ăn quá no so với nhu cầu của cơ thể.
Ăn tối quá no có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu. Dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu thụ, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cũng gây ra hiện tượng mệt mỏi, khó ngủ…
Do đó, bạn nên tránh ăn nhiều vào buổi tối. Nên nghỉ ngơi khoảng 1-2 tiếng sau khi ăn rồi mới đi ngủ.
Sử dụng nước quá nóng
Nước nóng có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp khi gội đầu trong mùa đông nhưng nước quá nóng sẽ mang lại rất nhiều tác hại.
Da đầu rất nhạy cảm,nều sử dụng nước quá nóng có thể làm tổn thương da, gây đau rát. Ngoài ra, nước nóng khiến chân tóc và da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên Lúc này, da đầu bị khô sẽ tăng tiết dầu nhờn dẫn đến tình trạng tóc nhanh bết hơn.
Gội đầu bằng nước quá nóng cúng khiến da đầu dễ bong tróc, tạo thành vảy gầu. Không những thế, nước nóng sẽ trực tiếp phá hủy cấu trúc tóc khiến tóc bạn bị khô, xơ và dễ gãy hơn.
Uống ít nước
Khi trời chuyển lạnh, cơ thể ít ra mồ hôi và cũng không tham gia nhiều hoạt động thể chất nên một số người xu hướng uống ít nước đi. Tuy nhiên, dù trong thời tiết nào, bạn cũng cần phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ môi trong mùa đông.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Trùm chăn kín đầu khi ngủ sẽ khiến nguồn oxy bị giảm và không được bổ sung liên tục. Đồng thời, lượng khí carbonic (CO2) lại liên tục tăng cao khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí và hoạt động kém đi. Khi đó, não bộ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và gây ra cảm giác khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.
Tắm quá lâu với nước nóng
Đừng nghĩ rằng tắm thường xuyên vào mùa đông giúp cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn. Điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây tổn thường biểu bị và dẫn tới tình trạng da mẩm ngứa, sưng tấy.
Ngoài ra, tắm nước nóng quá lâu trong phòng kín vào những ngày rét đậm có thể dẫn tới tình trạng thiếu dưỡng khí, co rút mạch, rối loạn nhịp tim thậm chí dẫn tới đột quỵ, đột tử.
Gội đầu quá thường xuyên
Nhiều người cho rằng gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc và da đầu sạch sẽ, mang lại cảm giác thoải mái, tự tin. Tuy nhiên, việc này không hề đúng.
Đầu tiên, việc gội đầu liên tục vào mùa đông khiến chúng ta nhiều lần đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều này có thể dẫn tới cảm lạnh, trúng gió đặc biệt là nếu bạn gội đầu vào đêm khuya.
Ngoài ra, nếu mái tóc không được sấy khô cộng với thời tiết lạnh giá cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, đột quỵ.
Bên cạnh đó, gội đầu thường xuyên cũng sẽ khiến da đầu liên tục tiếp xúc với các hóa chất không có lợi cho sức khỏe. Một số loại sản phẩm chăm sóc tóc có chưa hương liệu, chất tạo bọt, chất phụ gia… có thể gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên gội đầu tối đa 2-3 lần/tuần. Thời gian gội đầu không nên quá dài, chỉ cần 10-15 phút là đủ.
Vào mùa đông, nên tránh gội đầu ban đêm hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi. Sau khi gội đầu, hãy nhanh chóng lau khô tóc và sấy phần tóc sát da đầu trước tiên. Tuyệt đối không được để tóc ướt đi ngủ.
Những thực phẩm nên ăn trong mùa đông để tránh nguy cơ gây đột quỵ
Tỏi
Tỏi là loại củ được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, phân tử ajoene trong tỏi có tác dụng làm giảm kết tập tiểu cầu (hiện tượng đông máu quá mức và có thể gây ra cục máu đông rồi dẫn tới đột quỵ).
Ăn tỏi sống mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật.
Chuối
Bổ sung kali vào cơ thể có tác dụng làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy kali có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi người có thể cần đến 4700mg kali/ngày.
Chuối là thực phẩm rất giàu kali. Một quả chuối có thể cung cấp 422mg kali.
Chuối xanh có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Nó chứa tinh bột trơ, giúp cải thiện độ nhạy insulin, từ đó góp phần cải thiện kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tối lưu hóa quá trình lưu thông máu.
Đậu đen
Đậu đen giàu chất xơ và là thực phẩm tốt cho người có bệnh tim mạch. Chỉ cân ăn khoảng 3/4 chén đậu đen vào buổi trưa là bạn đã có được 27% lượng chất xơ đyiwhc khuyến nghị hàng ngày.
Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm tốt đối với sức khỏe. Một chén khoai lang nước cả vỏ đáp ứng 769% khẩu phần vitamin A khuyến nghị hàng ngày. Nó có tác dụng hỗ trợ tim, phổi, thận hoạt động bình thương. Ngoài ra, với lượng khoai lang nói trên bạn đã đáp ứng được 26% khẩu phần chất xơ khuyến nghị hàng ngày.
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa các chất chống õyx hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu.
Cải xoăn
Cải xoăn (cải kale) rất giàu magie, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Magie có tác dụng làm giãn mạch, mở thông các mạch máu, bảo vệ lớp nội mạch và lớp trong cùng của thành mạch máu.
Ngoài ra, chất này cũng có tác dụng đóng kênh canxi ngăn dòng canxi quá mức, độc hại và gây hại cho mạch máu.