Cụ thể, 37 nhà thuốc trong các bệnh viện mở cửa 24/24 giờ: Bắc Thăng Long, Đông Anh, Đống Đa, Đức Giang, Hà Đông, Hòe Nhai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Nhàn, Thanh Trì, Vân Đình, Xanh Pôn, Y học cổ truyền Hà Nội, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Da liễu Hà Nội, Mắt Hà Đông, Mắt Hà Nội, Phổi Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần ban ngày Mai Hương, Tâm thần Mỹ Đức, Thận Hà Nội, Tim Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Hữu nghị Việt Nam – Cuba, Tâm thần Hà Nội, Mỹ Đức.
Ngoài ra, còn có 28 nhà thuốc, quầy thuốc phân bố tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Trong đó, có 13 điểm trực bán lẻ thuốc. Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm có 5 nhà thuốc tại địa chỉ số 2 Hàng Bài, 119 Hàng Gai, 54 Tràng Tiền, 59 Lãn Ông và số 5 Cửa Nam; quận Hai Bà Trưng có 4 nhà thuốc tại 44 Lê Đại Hành, 162 phố Huế, 228 Lò Đúc, 512 Bạch Mai; quận Ba Đình có nhà thuốc ở số 21 Quán Thánh; quận Đống Đa có nhà thuốc số 378 Khâm Thiên; huyện Đông Anh có nhà thuốc ở chợ Tó; huyện Sóc Sơn có nhà thuốc ở số 18 đường Đa Phúc.
Còn lại là các điểm bán lẻ thuốc mở cửa 24/24 giờ: Quận Hà Đông có 2 quầy thuốc tại 80 Quang Trung và La Khê; huyện Chương Mỹ có nhà thuốc ở chợ Cống; huyện Đan Phượng có quầy thuốc ở số 186 Tây Sơn; huyện Hoài Đức có nhà thuốc ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi; thị xã Sơn Tây có nhà thuốc ở số 122 Lê Lợi; huyện Phúc Thọ có quầy thuốc ở thị trấn Gạch; huyện Thanh Oai có quầy thuốc ở số 121 Kim Bài; huyện Quốc Oai có nhà thuốc ở số 212 thị trấn Quốc Oai; huyện Thạch Thất có quầy thuốc ở số 84 Kim Quan; huyện Mỹ Đức có quầy thuốc ở Cầu Dậm; huyện Ứng Hoà có quầy thuốc ở số 64 dốc viện Vân Đình; huyện Ba Vì có quầy thuốc ở Phố Nhông; huyện Thường Tín có quầy thuốc ở số 251 Phố Ga; huyện Phú Xuyên có quầy thuốc ở Tiểu khu Mỹ Lâm.
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện, DN kinh doanh thuốc trên địa bàn triển khai kế hoạch dự trữ thuốc đầy đủ và tăng cường các biện pháp quản lý, tránh tình trạng lợi dụng thời điểm Tết Nguyên đán để tăng giá thuốc.