Thêm sáu ca mắc mới COVID-19, Việt Nam xử trí tốt các tai biến sau tiêm vắc xin

Cụ thể:

Bệnh nhân 2807 (BN2807) ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: Bệnh nhân nam, 27 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Bệnh nhân 2808 (BN2808) ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: Bệnh nhân nam, 31 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Bệnh nhân 2809 (BN2809) ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: Bệnh nhân nam, 29 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Thiệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh nhân 2810 (BN2810) ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

BN2807-2810 từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Vân Đồn ngày 20/04/2021 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Thái Bình. Kết quả xét nghiệm ngày 21/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bệnh nhân 2811 (BN2811) ghi nhận tại tỉnh Yên Bái: Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Bệnh nhân 2812 (BN2812) ghi nhận tại tỉnh Yên Bái: Bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

BN2811-2812 từ Ấn Độ quá cảnh Dubai, sau đó nhập cảnh Sân bay Nội Bài và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Yên Bái ngày 18/4/2021.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 21/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 39.191.

Bộ Y tế cho biết có thêm 1.968 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 21/4.

Tổng cộng Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại 27 tỉnh/TP cho 108.897 người người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương, các lực lượng công an, quân đội.

Chi tiết 1.968 người được tiêm tại 3 tỉnh/TP và tại các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 21/04/2021 như sau:

Đợt 1: 636 người

1)​ Bộ Công an: 146 người

2)​ Bộ Quốc phòng: 490 người

Đợt 2: 1.332 người

3)​ Hải Dương: 1.068 người

4) ​Cao Bằng: 181 người

5) ​Khánh Hòa: 83 người

Việt Nam: Các cơ sở y tế đều xử trí tốt tai biến sau tiêm chủng

Về quy trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 và công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.

Các cơ sở tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.

Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.

ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết thêm, đến nay Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các hướng dẫn cần thiết và cũng đã tập huấn cho các địa phương về cách xử trí các biến chứng sau tiêm. Đồng thời, Bộ sẽ luôn tiếp tục cập nhật các hướng dẫn để bảo đảm an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.

Theo Bộ Y tế, trước triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn toàn quốc rất chi tiết về việc tiếp nhận và bảo quản vắc xin, tổ chức buổi tiêm chủng, khám sàng lọc trước buổi tiêm chủng.

Đồng thời, Bộ Y tế đã tiến hành tập huấn trên toàn quốc Thông tư 51/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

Và đặc biệt mới đây- ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19” bao gồm các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế; cùng các nhà khoa học là các chuyên gia hàng đầu trong nước về các lĩnh vực tiêm chủng, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, huyết học, tim mạch, thần kinh… thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức sàng lọc, theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin COVID-19 để kịp thời hỗ trợ các địa phương xử trí mọi tình huống xảy ra của tiêm chủng với mục tiêu đặt ra là tổ chức “tiêm phòng đến đâu an toàn đến đó”.

Hiện tại, các cơ sở y tế của Việt Nam đều đáp ứng tốt việc các xử trí tai biến sau tiêm chủng.

Hà Minh – Quảng An
[TheChamp-FB-Comments language="vi_VN"]

About Thông tin thuốc

Check Also

Làm thế nào để dùng thuốc giảm đau an toàn?

Sử dụng thuốc giảm đau một cách hợp lý giúp giảm đau hiệu quả và …