Mụn – kẻ thù đáng ghét của chị em, chắc hẳn chúng ta cũng biết mụn có rất nhiều loại như mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn bọc…Bên cạnh đó, thì vị trí mụn mọc cũng thực sự rất đa dạng. Mụn không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà vị trí mọc mụn cũng nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn. Việc hiểu rõ vị trí của mụn không chỉ giúp bạn chăm sóc sức khỏe bên trong tốt hơn mà còn giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị mụn phù hợp. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số vị trí mụn mọc và những điều bí ẩn đằng sau đó nhé!
Vị trí mọc mụn báo hiệu điều gì về sức khỏe của bạn?
- Vị trí mụn và sức khỏe của bạn
- Mụn ở trán: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, khu vực phía trên lông mày của bạn có liên quan đến túi mật và gan của bạn. Do đó, những nốt mụn xuất hiện trên trán là cảnh báo các vấn đề về tiêu hóa, gan mật và lối sống thiếu lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ.
- Lời khuyên: bạn nên uống nhiều nước để giúp cơ thể thải ra những độc tố, hạn chế đồ uống có gas, có cồn hay đồ uống có caffein, ngủ sớm trước 11h…
- Mụn ở giữa lông mày: mụn mọc ở vị trí này có thể là bạn đang gặp vấn đề về gan, do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản. Điều này cũng nói lên hệ tuần hoàn hoạt động không bình thường và bạn cũng đang có vấn đề về túi mật.
- Lời khuyên: bạn nên hạn chế chế độ ăn quá nhiều chất béo như bơ, phomai, sữa…, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn…
- Mụn ở mũi: Bạn có biết rằng, mũi của bạn được kết nối với phổi và tim. Các nốt mụn trên mũi cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đồ cay, thịt và muối, căng thẳng, stress…Có thể dẫn đến những vấn đề về dạ dày, huyết áp, thiếu vitamin B…
- Lời khuyên: bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, thư giãn đầu óc, tránh làm việc quá căng thẳng, giảm ăn cay, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, các loại hạt giàu chất béo, Ngoài ra, bổ sung những sản phẩm chứa vitamin B
- Mụn ở má: có sự khác nhau ở má trái và má phải. Nếu mụn xuất hiện ở bên trái mặt, có thể do bạn ăn quá nhiều những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, má trái được kết nối với gan, dạ dày. Còn nếu bạn bị mụn ở má phải thì bạn có thể đang gặp vấn đề về phổi. Do đó, bạn nên tránh làm những việc nặng. Ngoài ra, việc mụn mọc ở má cũng có thể do vỏ gối bạn bị bẩn…
- Lời khuyên: hãy chú ý tránh xa đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, vệ sinh vỏ gối thường xuyên, có chế độ ăn lành mạnh sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả, nước detox để thanh lọc cơ thể…
- Mụn trứng cá ở xung quanh miệng: vị trí này có liên quan chặt chẽ với các cơ quan của hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn kém lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan. Tiêu hóa kém sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn xung quanh miệng.
- Lời khuyên: bạn nên cắt giảm đồ ăn cay, chiên rán. Cần có một chế độ ăn lành mạnh nhiều chất xơ hơn.
- Mụn ở cằm: Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc thận đang không khỏe, có thể bạn đang gặp một số bệnh phụ khoa. Ngoài ra, việc chống cằm lên tay cũng là một nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ và hình thành lên mụn.
- Lời khuyên: Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung axit béo omega-3 là những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này. Nếu vấn đề vẫn còn, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được điều trị thích hợp.
Trên đây là một trong những vị trí mọc mụn và những vấn đề sức khỏe liên quan, dù sao thì phòng mụn cũng hơn chữa mụn đúng không? Bởi vậy, ad cũng đã đưa ra một vài lời khuyên để chị em chúng mình phòng mụn một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vậy nếu điều trị mụn thì phải làm như thế nào? tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp điều trị mang đến hiệu quả nhé.
2. Phương pháp điều trị
1-Thuốc chứa retinoid
Với công dụng làm tiêu nhân mụn, chống viêm đồng thời ngăn ngừa sự hình thành của nhân mụn…Giúp điều trị mụn, ngăn ngừa để lại sẹo do mụn sưng, giảm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông.
Một số sản phẩm: Differin, Tretinoin, Acnetin-a, Epiduo…
2-Thuốc chứa Benzoyl peroxide (BPO)
Với công dụng diệt khuẩn tác dụng rộng, khi bôi lên da sẽ làm giảm đáng kể vi khuẩn P.acnes và acid béo tự do của tuyến bã, ngoài ra BPO còn giúp làm tiêu nhân mụn, chống viêm. Giúp điều trị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc.…mà không có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, điều trị mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Một số sản phẩm: Benzoyl peroxide, oxy 5, oxy 10…
3-Thuốc kháng sinh
Với tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn P.acnes nhờ cơ chế hóa ứng động của bạch cầu trung tính.
Một số sản phẩm: Erythromycin 3%, Clindamycin 1%…
4-Thuốc chứa acid azelaic
Là loại thuốc trị mụn trứng cá với công dụng kìm khuẩn và ngăn chặn quá trình hình thành nhân mụn dưới da. Điều trị mụn trứng cá, giảm vết thâm.
Một số sản phẩm: Derma forte, Megaduo…
5-Một số thuốc uống điều trị mụn
Thuốc kháng sinh dùng toàn thân: Doxycycline 100mg, Tetracycline 1,5g
Lưu ý: Nhưng thuốc kháng sinh này thường nhạy cảm với ánh sáng, để lại một số tác dụng phụ nên cẩn trọng khi sử dụng, tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn: Nt & You
Theo dõi chúng tôi