- Thừa cân và béo phì là gì?
- Thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ những chất bèo bất thường hoặc quá mức. Điều này không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà có gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số về cân nặng theo chiều cao, thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người lớn. Nó được định nghĩa là cân nặng của một người bình thường tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét. Được kí hiệu là: Kg/m2.
- Đối với người lớn, WHO quy định về thừa cân béo phì như sau:
+ Thừa cân: BMI ≥ 25.
+ Béo phì: BMI ≥ 30.
- Trẻ em dưới 5 tuổi:
+ Thừa cân: Là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
+ Béo phì: Là cân nặng so với chiều cao lớn hơn 3 độ lệch chuẩn so với mức trung bình tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
- Trẻ em từ 5 – 19 tuổi:
+ Thừa cân: là BMI theo tuổi lớn hơn 1 độ lệch chuẩn trên mức trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO.
+ Béo phì: là BMI theo tuổi lớn hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO.
2. Vậy những nguyên nhân nào gây ra thừa cân, béo phì?
- Nguyên nhân cơ bản đầu tiên chính là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu thụ.
- Ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng có nhiều chất béo và đường.
- Hình thức làm việc ngày càng thay đổi khiến cho tình trạng ít vận động ngày càng gia tăng. Giao thông vận tải phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng khiến cho con người càng ngày càng bị phụ thuộc và lười vận động.
- Đời sống xô bồ, tấp nập, các loại thức ăn nhanh ra đời ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng nạp vào của con người
3. Các dấu hiệu của bệnh béo phì thể hiện qua sức khỏe.
- Suy giảm thị lực: khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng nặng nề, khiến thị lực suy giảm.
- Cảm giác đói sẽ thường xuyên xảy ra: Với lượng mô mỡ dày đặc khiến cho glucose khó đi vào tế bào làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Cho nên, cảm giác bị đói sẽ thường xuyên xảy ra kể cả lúc cơ đã nạp quá số năng lượng mà cơ thể cần thiết.
- Tê bì chân tay: Mô mỡ nhiều dẫn tới chèn ép hệ thống mao mạch, vì vậy người béo phì dễ thường xuyên tê bì chân tay hơn người bình thường.
- Rối loạn cương dương: Béo phì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh lý con người, đặc biệt ở nam giới. Thống kê cho thấy 35-75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.
- Hay lấn lộn và bối rối: ảnh hưởng lớn nhất của béo phì là sự nhanh nhẹn và độ tập trung. Vì vậy, người mắc bệnh béo phì thường xuyên bị lẫn lộn và khó tập trung hơn người bình thường.
- Mệt mỏi: Vì glucose sẽ không đi vào các tế bào và tạo được những năng lượng mà chúng cần nên người béo phì thường xuyên bị mệt mỏi.
- Luôn khát nước: biểu hiện thường thấy ở người béo phì là họ còn bị khô miệng thường xuyên.
- Khó thở: Sự tích tụ chất béo quanh cổ cản trở sự lưu thông của không khí và các cơ quan hô hấp. Nên nếu bạn đang cảm thấy khó thở trong thời gian dài thì có thể bạn đang mắc bệnh béo phì.
- Đau lưng: Nếu trọng lượng của bạn quá lớn thì cấu trúc xương của bạn sẽ không thể chịu nổi. Nếu không được điều trị sớm có thể bạn sẽ bị phá hủy cột sống.
- Giãn tĩnh mạch: Khi có sự giãn nở của các mạch máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy nếu bạn bị giãn tĩnh mạch thì có nghĩa bạn đang có nguy cơ bị béo phì.
- Ngáy: Sự gia tăng về mặt cân nặng làm cho người béo phì có nguy cơ ngưng thở khi ngủ khiến những người này bị ngáy khi ngủ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Các lớp chất béo trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố và khiến kinh nguyệt không đều.
4. Làm thế nào để phòng ngừa được tình trạng béo phì?
- Môi trường sống và làm việc là yếu tố cơ bản quyết định đến tâm sinh lý của con người từ đó hình thành nên những chế độ ăn khác nhau.
- Hạn chế nạp năng lượng từ chất béo và đường.
- Tăng cường ăn rau quả và trái cây cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám.
- Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.
5. Tổng kết.
- Tóm lại, bệnh béo phì không tự nhiên mà sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà nó bị tác động bởi chế độ dinh dưỡng cũng như khả năng vận động của chính bản thân bạn. Vì vậy ngay từ bây giờ hay xây dựng cho mình một chế độ ăn thật hợp lý và tập luyện thể dục điều độ để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Hãy cùng theo dõi Ytethongminh.net để tìm hiểu nhiều thông tin về sức khỏe hơn.